Tổng quan về cân ô tô điện tử
Cân ô tô điện tử là một thiết bị quan trọng trong các ngành công nghiệp. Nó vừa chính xác, tiện lợi, tiết kiệm và là thiết bị không thể thiếu ở Việt Nam hiện nay.
1. Cân ô tô điện tử là gì?
Cân ô tô điện tử là một thiết bị dùng để xác định trọng lượng của ô tô khi chở hàng hóa nào đó. Người ta chỉ cần đưa xe lên cân để cân toàn bộ chiếc xe, trừ hao trọng lượng xe và rút ra trọng lượng hàng hóa.
.jpg)
2. Cấu tạo của cân ô tô: gồm 3 bộ phận
- Móng cân: được làm từ sắt thép, xi măng, gạch…
- Bàn cân: được làm từ thép, hoặc bê tông cốt thép.
- Thiết bị điện cho trạm cân ô tô: Cảm biến lực, hộp cộng tín hiệu,đầu hiển thị, bảng led, và thiết bị phụ trợ khác.
3. Phân loại cân ô tô
Cân ô tô được chia làm 3 kiểu, cân ô tô kiểu nổi (Pitless Type), cân ô tô kiểu chìm (Pit Type) , cân ô tô kiểu nửa nổi nửa chìm (Semi Pit Type). Khi chọn lắp đặt một trạm cân ô tô, các đơn vị công ty thường chọn cân ô tô điện tử lắp kiểu nổi vì nó dễ dàng thuận tiện trong việc vệ sinh, lắp đặt, thay thế, bảo trì thiết bị trạm cân. Các cảm biến lực (Loadcell) và bàn cân nằm hoàn toàn trên mặt đất nên không bị ngập nước (thoát nước tốt nhất).
Giảm thiểu tối đa sự tác động của môi trường như: độ ẩm, các loại côn trùng phá hoại trạm cân….Thích hợp cho những nơi có diện tích rộng (do có 2 đầu dốc lên xuống)….sẽ giúp cho thiết bị trạm cân ô tô có được tuổi thọ cao nhất và cũng tránh được sự tác động của môi trường nhất. Ngược lại cân ô tô loại chìm và cân ô tô nửa nổi nửa chìm lại được các khách hàng có nhà xưởng chật, hẹp lựa chọn
Giảm thiểu tối đa sự tác động của môi trường như: độ ẩm, các loại côn trùng phá hoại trạm cân….Thích hợp cho những nơi có diện tích rộng (do có 2 đầu dốc lên xuống)….sẽ giúp cho thiết bị trạm cân ô tô có được tuổi thọ cao nhất và cũng tránh được sự tác động của môi trường nhất. Ngược lại cân ô tô loại chìm và cân ô tô nửa nổi nửa chìm lại được các khách hàng có nhà xưởng chật, hẹp lựa chọn
4. Tiêu chí khi lựa chọn cân ô tô.
1 – Chất lượng của thiết bị trạm cân, tuổi thọ của cân ô tô, độ ổn định khi hoạt động và hiệu quả kinh tế khi đầu tư cân xe ô tô.
2 – Mức tải trọng của cân (mức max):
Ví dụ: + Cân những xe 2 chân thì thường lắp loại cân ô tô 20 tấn đến 40 tấn.
+ Cân xe container thường làm cân ô tô 80 tấn, cân ô tô 100 tấn, cân ô tô 120 tấn…
3 – Kích thước của bàn cân: Kích thước của bàn cân chiều ngang thường là 3m chiều dài bàn cân, chiều dài bàn cân 5m, 6m, 8m , 10m, 12m, 14m, 16, 18m, 20m…
4 – Bước nhảy của cân (= độ chính xác của cân ): cân điện tử có bước nhảy (phân độ chia) càng nhỏ, độ chính xác càng cao.
5 – Hệ thống móng cân: Nếu các trụ chịu lực chính có hiện tượng sụt lún không đồng đều sẽ làm cho cân bị bấp bênh, không sử dụng được.
6 – Khung bàn cân: Không nhất thiết là nhiều tiền sẽ cho sản phẩm tốt.
7 – Thiết bị điện tử bàn cân ô tô: nên chọn Loadcell uốn kép (Double End Sheer Beam) vì nó có kích thước gọn, khối lượng nhẹ, dễ lắp đặt; độ chính xác ít bị ảnh hưởng bởi độ lệch tâm.
8 – Bộ cộng tín hiệu: Bộ cộng tín hiệu bằng Inox đảm bảo nhất trong môi trường làm việc, chống nước, chống bụi tốt nhất.
9 – Bộ chỉ thị (Indicator): Độ phân giải trong càng lớn thì cân càng chính xác.
Tin liên quan:
Tìm kiếm nâng cao
DANH MỤC SẢN PHẨM
Tin tức
Hỏi đáp
Như bài viết trước: Cách kiểm tra loadcell cân ô tô có bị hư hỏng hay không - phần 1, ta đã biết cách test nguội [...]
Làm thế nào để kiểm tra một loadcell cân ô tô có bị hư hỏng hay không? Có đơn vị sửa cân họ chỉ dùng đồng hồ [...]
Công ty tôi có một cân đóng bao cám hạt, sau khi công nhân kẹp bao vào thì cân chỉ cân được 1 lần rồi cửa phễu cân [...]
Tôi có một cân xe tải 60 tấn 6 loadcell, bước nhảy 10kg bị nghi ngờ hư hỏng loadcell, tôi có test từng loadcell nối trực [...]
Loadcell cân ô tô ZSFY-AmCells mà tôi sử dụng thường bị gãy, cong chốt chống xoay sau một thời gian sử dụng 5-6 tháng, [...]